Công ty cổ phần vận tải du lịch Ngọc Như Ý
03 Th8 2018

Nửa triệu lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐ-TB-XH cho biết, trong giai đoạn 2006-2016, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bình quân mỗi năm đạt 87.500 người, tăng khoảng 4,2% mỗi năm.

Đặc biệt trong hai năm qua, số lao động làm việc ở nước ngoài đạt hơn 100.000 người/năm, trong đó năm 2016 đạt 126.000 người, tăng 8,9% so với năm 2015. Tỉ lệ lao động đi làm việc ở nước ngoài đã qua đào tạo chiếm trên 30%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 15% năm 2015. Hiện có 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và khu vực Trung Đông…

Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB-XH, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang diễn biến phức tạp. Gần đây nhất, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH đã bêu tên 46 doanh nghiệp (DN) XKLĐ bị thu hồi giấy phép hoạt động. Hầu hết, những DN bị thu hồi giấy phép là do vi phạm quy định về XKLĐ, như: không trực tiếp tuyển dụng lao động, cho người khác sử dụng giấy phép, lợi dụng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền trái phép; đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động…

Vi phạm của các DN không chỉ xâm hại quyền lợi của NLĐ mà còn ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam với đối tác nước ngoài. Số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ bị xử phạt, chấn chỉnh trong năm 2017 nhiều nhất từ trước đến nay.

Theo Đ.Viên

Người lao động

03 Th8 2018

“Dẹp loạn” xuất khẩu lao động

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tại kỳ họp thứ 5, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng gay gắt về tình trạng bát nháo của không ít doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) cho rằng nhiều DN XKLĐ thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm với người lao động (NLĐ), cung cấp thông tin sai, “đem con bỏ chợ”, khiến NLĐ lâm vào hoàn cảnh bơ vơ: về nước thì mắc nợ, đã nghèo lại nghèo thêm. Bên cạnh đó, tình trạng lao động bỏ trốn, ở lại làm việc không hợp pháp làm ảnh hưởng không tốt đến công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết nước ta có khoảng 500.000 người đang lao động ở nước ngoài. Số này gần đây tăng lên, đặc biệt năm 2017 đưa được 134.000 người. “Mỗi năm giải quyết hơn 100.000 lao động và bình quân thu về xấp xỉ 3 tỉ USD, trong đó tỉnh cao nhất là Nghệ An mỗi năm thu về 250 triệu USD” – ông Dung thông tin.

Dẹp loạn xuất khẩu lao động - Ảnh 1.

Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc

Tuy nhiên, “tư lệnh” ngành LĐ-TB-XH đã thừa nhận những bất cập như đại biểu nêu. Theo đó, một số thị trường tiềm năng, có thu nhập cao nhưng tỉ lệ lao động bỏ trốn, kết thúc hợp đồng không về nước cao – đặc biệt là Hàn Quốc, năm cao nhất là 55%, trong khi bình quân các nước là 15%. “Vì lý do này, Hàn Quốc 4 năm đã không ký lại bản ghi nhớ với chúng ta” – ông Dung nói.

Thừa nhận thực trạng “cò mồi”, môi giới, lạm thu phí, trốn tránh trách nhiệm khi NLĐ gặp sự cố là có, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thời gian qua, cơ quan chức năng đã thanh tra 51 DN, phát hiện 338 sai phạm và ban hành 24 quyết định xử phạt hành chính gần 4 tỉ đồng trong năm 2017; thu hồi giấy phép hoạt động của 5 DN, đình chỉ tạm thời 25 DN. Thậm chí, DN có bề dày hoạt động về XKLĐ 25 năm vẫn bị đình chỉ và thu hồi giấy phép. Ông Dung cũng thừa nhận có tình trạng “thu phí ngầm” người đi XKLĐ.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trước tình trạng vi phạm trong lĩnh vực XKLĐ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa có 2 văn bản chỉ đạo, giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, trong đó yêu cầu chấn chỉnh những việc sai phạm trong nước và giải quyết những bất cập đang tồn tại của NLĐ Việt Nam ở nước ngoài. Bộ LĐ-TB-XH cùng với các bộ, ngành đang xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai.

Ông Dung cho biết tới đây sẽ tiếp tục chấn chỉnh để “dẹp loạn” trong XKLĐ. Đặc biệt, bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương giám sát các DN trong quá trình thu phí. “Cần thiết có thể tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đối với những DN vi phạm pháp luật, không chăm lo cho NLĐ ở nước ngoài” – Bộ trưởng LĐ-TB-XH nêu rõ.

Đối với chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Man (Quảng Bình), về việc một số NLĐ bị đối xử không tốt khi đi làm việc ở các nước Trung Đông, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết hiện nước ta mới tập trung đưa khoảng 9.000 người, chủ yếu đi làm giúp việc gia đình tại Ả Rập Saudi. Đây là công việc rất rủi ro, nảy sinh rất nhiều hệ lụy kèm theo. Vì vậy, Bộ LĐ-TB-XH đã nhiều lần đưa ra cảnh báo và nhắc nhở các DN cũng như khuyến cáo người dân hạn chế đi lao động ở khu vực này.

Theo Văn Duẩn

Người lao động

03 Th8 2018

Đất nước Brazil – nơi đúng giờ bị coi là điều khiếm nhã

Một nhà văn từng nói rằng sự trễ nải là khí hậu của Brazil và những người vội vã sẽ trở nên khốn khổ tại đây.

Câu chuyện của nhà báo Lucy Cryson sẽ cho bạn hiểu tại sao đúng giờ lại bị coi là điều thô lỗ tại Brazil: “Tôi vẫn còn cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại bữa tiệc ở Rio de Janeiro tối hôm đó”.

Theo BBC, khi mới chuyển tới Rio được 3 tháng, Cryson được mời đến một bữa tiệc churraso tối thứ 7 – tiệc nướng ngoài trời vui vẻ và thoải mái. “Nhưng khi bước vào nhà, người bạn mới nhìn tôi với ánh mắt như thể tôi đến nhầm ngày, cho dù tôi đã đến đúng giờ cô ấy mời”, Cryson kể.

Rio de Janeiro nổi tiếng với bức tượng Chúa cứu thế, thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Wandersafe.

Rio de Janeiro nổi tiếng với bức tượng Chúa cứu thế, thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Ảnh: Wandersafe.

Trong chiếc khăn tắm vẫn còn ướt giữa căn phòng đầy các túi đồ ăn và quần áo, cô bạn nửa đùa nửa thật: “Tôi chưa sẵn sàng đâu”. Cryson nhớ lại thời khắc lúng túng đó với cảm giác mình là một vị khách không mời mà đến. Cuối cùng, người bạn phải bật TV để Cryson giết thời gian trong lúc cô chuẩn bị mọi thứ.

“40 phút sau, tôi bắt đầu lo lắng rằng không ai sẽ đến, nhưng chủ nhà hoàn toàn không quan tâm. Thực tế là, khoảng một tiếng sau thời điểm hẹn, khách khứa bắt đầu đến. Và 3 tiếng sau đó, ngôi nhà mới kín chỗ”, Cryson cho biết.

Thật vậy, ở một đất nước nổi tiếng với việc “cao su thời gian”, người dân Rio được biết đến là những người không đúng giờ nhất.

Với người Brazil, khi họ nói tôi đang đến, không có nghĩa là họ đang trên đường đến mà sẽ là đến vào một thời điểm nào đó trong ngày, có thể là 2-3 tiếng sau đó. Ảnh: Irish Times.

Với người Brazil, khi họ nói ‘tôi đang đến’, không có nghĩa là họ đang trên đường đến mà sẽ là đến vào một thời điểm nào đó trong ngày, có thể là 2-3 tiếng sau đó. Ảnh: Irish Times.

Tiến sĩ Jaqueline Bohn Donada, giảng viên văn học Anh tại Đại học Liên bang Công nghệ Parana ở miền nam Brazil, giải thích: “Tham gia một bữa tiệc đúng giờ sẽ là điều kỳ cục trên khắp đất nước này, và điều đó đặc biệt đúng ở Rio. Nó cũng gần giống cảm giác bạn đến một bữa tiệc mà không được mời”.

Nói cách khác, sự kết hợp giữa thái độ sống “nghỉ dưỡng trên bờ biển” với tình hình giao thông tắc nghẽn, hay đơn giản chỉ là đứng lại trò chuyện với một người bạn cũ trên đường phố, khiến người Cariocas (dân địa phương Rio) không hề mong đợi sự đúng giờ trong xã hội của họ. Các chương trình thường diễn ra không đúng thời điểm dự định. Bạn phải chấp nhận một thực tế rằng chủ bữa tiệc cũng sẽ tổ chức muộn hơn.

“Sự trễ nải là một đặc tính quốc gia, nhưng nó rõ rệt hơn ở Rio hơn các nơi khác. Tôi từng có một ông sếp gọi điện nói rằng đang bị kẹt xe và sẽ sớm đến, nhưng chúng tôi có thể nghe thấy vòi tắm của ông ta đang chảy. Ở miền nam, chúng tôi sẽ phát điên, nhưng ở Rio thì điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận được”, Tiến sĩ Bohn Donada nói thêm.

Trong cuốn sách Phiêu lưu Brazil: Cuộc hành trình vào trái tim của Amazon năm 1933, tác giả Peter Fleming đã nhận xét ngắn gọn: “Người nào vội vã sẽ khốn khổ ở Brazil”.

Trong một chương sách nói về Rio, Fleming viết: “Sự chậm trễ là khí hậu của Brazil. Bạn sống trong đó, và không thể thoát khỏi nó. Không có gì cần phải làm để thay đổi điều đó. Tôi nghĩ, đó nên là một niềm tự hào của người Brazil, rằng họ có một đặc tính tự nhiên hoàn toàn không thể bỏ qua. Không một quốc gia nào khác có thể làm được điều này”.

Điều đó trái ngược hoàn toàn với đất nước đề cao tính kỷ luật như Đức. Simone Fonseca Marrek, một người Cariocas chính hiệu hiện sống ở Đức, thừa nhận rằng quen với lịch làm việc kiểu phương Tây sẽ mất nhiều thời gian. “Hôm đó, tôi đã đến buổi thuyết trình của công ty mà tôi mới bắt đầu làm việc trước một vài phút. Nhưng đã có khoảng 20 người đang chờ tôi. Mặc dù tôi không đến trễ, tôi vẫn cảm thấy như họ đã chờ đợi ở đó cả tiếng đồng hồ rồi”, cô nói.

Fonseca Marrek nói rằng người dân Rio đang cố gắng đúng giờ hơn, ít nhất là trong các cuộc họp kinh doanh, nhưng sẽ không thay đổi trong các sự kiện xã hội. “Chúng tôi có thể đến bất cứ khi nào chúng tôi muốn, nhưng chắc chắn sẽ phải muộn hơn 30 phút so với thời gian bắt đầu dự kiến”, Fonseca khẳng định.

Nguồn Trường Đặng (vnexpress.net)

03 Th8 2018

8 hiểu nhầm phổ biến về tour Sơn Đoòng

Nhiều người e ngại không thể đặt tour Sơn Đoòng vì kín chỗ nhưng thực tế, việc sở hữu một suất thám hiểm lại không hề khó khăn.

Hiện hành trình thám hiểm hang lớn nhất thế giới ở Quảng Bình rút ngắn từ 6 ngày 5 đêm xuống 4 ngày 3 đêm và lượng khách được cấp phép tăng gấp đôi trước đây.

Thám hiểm Sơn Đoòng đã kín chỗ cho đến năm 2020

Tour Sơn Đoòng được Quảng Bình cấp phép khai thác hàng năm hoặc vài năm. Hiện công ty khai thác được phép đón khách đến năm 2020, và bắt đầu mở bán từ tháng 7. Theo đơn vị tổ chức, tour thám hiểm Sơn Đoòng trong thời gian tới còn rất nhiều chỗ trống.

Người tham gia phải đăng ký trước và chờ đợi cả năm trời

Sơn Đoòng đón khách từ tháng 1 đến 8 nhưng tour được mở bán cả năm trên website. Du khách có thể đặt tour theo thời gian phù hợp với lịch nghỉ và chỗ còn trống. Do đó, có thể bạn đặt tour từ bây giờ nhưng đến giữa hoặc cuối năm sau mới đi tour. Với những trường hợp khách huỷ tour đột xuất, người mới có thể đặt tour và đi ngay mà không phải chờ đợi.

Người tham gia phải kiểm tra sức khỏe gắt gao trước khi đi

Theo các chuyên gia hang động, tour Sơn Đoòng không quá khó đi như nhiều người nghĩ. Nếu ai đã đi cung đường Tà Năng – Phan Dũng, hay leo đỉnh Fansipan (đường bộ) là có thể đi được Sơn Đoòng. Hoặc đơn giản là bạn chỉ cần đi cầu thang bộ trong toà nhà 10 tầng mà không thở gấp hay chóng mặt là có thể đi được.

Ở Sơn Đoòng có những đoạn như xuống cửa hang hay leo lên bức tường Việt Nam buộc phải dùng các thiết bị an toàn chuyên dụng để di chuyển một cách an toàn chứ không quá khó.

Khi đăng ký tour, bạn sẽ phải trả lời bảng câu hỏi liên quan đến sức khoẻ như có mắc các loại bệnh (cao huyết áp, đau tim, hen suyễn, hay bệnh khớp) có thể ảnh hưởng đến quá trình đi tour hay không. Đây là cách công ty có phương án phục vụ chu đáo hơn chứ không phải quá trình khám sức khoẻ ngặt nghèo. Việc du khách trả lời thông tin đúng sự thật sẽ giúp chuyên gia và lực lượng phục vụ nắm rõ thông tin, đồng thời để bảo đảm an toàn, sức khoẻ cho du khách trong suốt chuyến đi.

Người tham gia bắt buộc phải biết bơi

Tour thám hiểm Sơn Đoòng không yêu cầu du khách phải biết bơi vì hầu hết quá trình lội suối nước chỉ cao ngang đầu gối, không có đoạn nào bắt buộc phải bơi. Khi tới các khu vực cắm trại mà du khách có nhu cầu bơi thì được trang bị áo phao và bơi đúng nơi quy định để bảo đảm an toàn.

Người tham gia phải tự mang vác hết đồ đạc trong suốt hành trình

Du khách chỉ cần tự mang nước uống, máy quay, máy chụp ảnh và đồ dùng cá nhân sử dụng trong ngày. Những vật dụng của khách sử dụng tại khu cắm trại mỗi đêm, trang thiết bị an toàn, thực phẩm và các vật dụng khác sẽ do lực lượng khuân vác (porter) mang vào đến khu vực cắm trại cho du khách.

Chỉ có khách Tây mới tham gia được

Đơn vị tổ chức cho biết số lượng khách Việt Nam tăng dần qua hàng năm. Trong năm 2018, số lượng khách Việt chinh phục Sơn Đoòng là 220 người, tương đương 25% tổng số khách. Con số này dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019.

Từ năm 2019, tất cả các tour Thám hiểm Sơn Đoòng sẽ được bổ sung thêm 2 đèn LED 38.000 lumen, hỗ trợ chụp hình sẽ giúp bạn có được những tấm hình mà trước đây chỉ có thể chụp được trong các tour quay phim, chụp hình. Những đoạn tối nhất của hang sẽ được chiếu sáng để có những bức hình tuyệt đẹp, dù là được chụp bằng điện thoại.

Từ năm 2019, tất cả tour thám hiểm Sơn Đoòng sẽ được bổ sung thêm 2 đèn LED 38.000 lumen, hỗ trợ chụp hình, sẽ giúp du khách có được những tấm hình mà trước đây chỉ có thể chụp được trong các tour quay phim, chụp hình. Những đoạn tối nhất của hang sẽ được chiếu sáng để có những bức hình đẹp, dù là được chụp bằng điện thoại.

Ảnh chụp được hỗ trợ ánh sáng trong hang

3.000 USD đều để chi trả cho nhà khai thác tour Sơn Đoòng

Trong giá tour 3.000 USD mỗi khách đã bao gồm 10% thuế VAT, 660 USD phí tham quan và dịch vụ môi trường rừng nộp cho ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Mỗi tour Sơn Đoòng tối đa chỉ 10 khách để bảo đảm an toàn và bảo tồn hang động. Mỗi đoàn khách 10 người sẽ có 22 porter mang vác hành lý, thực phẩm suốt hành trình, 5 trợ lý an toàn hỗ trợ khách trong quá trình đi tour, một hướng dẫn viên quốc tế, một chuyên gia hang động người Anh, hai đầu bếp và một kiểm lâm viên.

Ngoài chi trả cho đội ngũ trên, tiền tour còn bao gồm các chi phí đón tiễn sân bay, khách sạn, ăn uống trước và sau tour, các chi phí điều hành và hành chính khác.

Mua tour Sơn Đoòng sẽ không phải lo các chi phí khác

3.000 USD chỉ là chi phí tour, chưa bao gồm chi phí khác để đến Quảng Bình. Nhiều du khách phương Tây ngoài tiền tour, họ còn phải mua vé máy bay, phương tiện di chuyển và các chi phí khác. Như vậy tổng số tiền họ phải trả cho chuyến đi Sơn Đoòng có thể lên 5.000 – 6.000 USD mỗi người.

Nguồn Vy An (Vnexpress.net)